Gcafe bị tố và dọa kiện các đại lý phòng máy tại Việt Nam

♠ Posted by Unknown in ,, at 20:36
Để đảm bảo quyền lợi được sử dụng phần mềm hợp pháp cho các đại lý Gcafe Không Ổ Cứng, đảm bảo uy tín và quyền lợi hợp pháp của nhà sản xuất phần mềm, Công ty Shunwang khuyến cáo rằng họ sẽ khởi kiện tất cả các đối tượng sao chép, phân phối, sử dụng trái phép phần mềm của họ tại Việt Nam.

Hôm qua, ngày 12/8/2015, công ty Hangzhu Shunwang cho biết đã phát hiện nhiều hiện tượng xâm phạm bản quyền đối với phần mềm iCafe Mavin mà hãng đang sở hữu. Cụ thể trong phần mềm Gcafe Không Ổ Cứng, Hangzhu Shunwang phát hiện toàn bộ các file cài đặt, file hệ thống đều có chữ ký điện tử của Hangzhu Shunwang. Vì vậy Hangzhu Shunwang có thể khẳng định phần mềm Gcafe Không Ổ Cứng đã sao chép toàn bộ phần mềm iCafe Mavin.
 Gcafe bị tố và dọa kiện các đại lý phòng máy tại Việt Nam
iCafe Mavin là sản phẩm được Công ty Shunwang nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu I-Cafe Mavin tại Cục Sở hữu trí tuệ của Việt Nam ngày 26/07/2010 và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 181921 theo Quyết định số 15062 QĐ-SHTT ngày 28/03/2012. Trước đó phần mềm iCafe Mavin đã được Cục bản quyền nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa cấp Giấy chứng nhận số 0269936 ngày 12/02/2011.

Phần mềm iCafe Mavin đã được nhiều đơn vị mua lại để phát hành tại một số quốc gia trên thế giới, trong đó hãng có ký kết Hợp đồng phân phối phần mềm iCafe Mavin tại Việt Nam với Công ty Garena Singapore với thời hạn từ ngày 01/02/2012 đến ngày 28/ 02/2015. Khi Hợp đồng hết hạn, hãng đã có thông báo với Công y Garena Singapore về việc gia hạn, đồng thời đề cập về việc phần mềm iCafe Mavin vẫn đang được triển khai tại Việt Nam và những cảnh báo về pháp lý mà hãng sẽ thực hiện nếu Công y Garena Singapore không chấm dứt việc phân phối phần mềm này tại Việt Nam. Trong khi đó công ty Garena Singapore xác nhận là đã chấm dứt việc phân phối phần mềm này tại Việt Nam. Tuy nhiên công ty Hangzhu Shunwang phát hiện rằng trên thực tế tại Việt Nam có phần mềm Gcafe Không Ổ Cứng – phần mềm đang được phân phối bởi Công ty Cổ Phần Tin Học Hòa Bình, là phần mềm sao chép phần mềm iCafe Mavin của hãng.

Nghiêm trọng hơn Hangzhu Shunwang thấy Công ty Cổ phần Tin học Hòa Bình vẫn tiếp tục thu phí các phòng máy đang sử dụng các sản phẩm này, tiếp tục ký hợp đồng với các chủ phòng máy và thu lợi bất chính từ phần mềm sao chép Icafe Mavin được phát hành dưới tên gọi Gcafe Không Ổ Cứng. Với hơn 26.000 đại lý Gcafe, trung bình mỗi đại lý có 25 máy tính, từ đó ước tính công ty Hòa Bình thu khoảng 6.000 đồng máy trên tháng thì đến nay sau 5 tháng xâm phạm bản quyền, Hòa Bình đã thu lợi bất chính từ các chủ phòng máy tại Việt Nam với số tiền lên đến 20 tỷ đồng.
 Gcafe bị tố và dọa kiện các đại lý phòng máy tại Việt Nam
Theo quy định tại Công ước Berne và Hiệp định Trip mà cả Việt Nam và Trung Hoa là thành viên thì các chương trình máy tính sẽ được bảo hộ tại tất cả các nước thành viên. Do đó phần mềm iCafe Mavin cũng được bảo hộ tại Việt Nam. Để đảm bảo quyền lợi được sử dụng phần mềm hợp pháp cho các đại lý Gcafe Không Ổ Cứng, đảm bảo uy tín và quyền lợi hợp pháp của nhà sản xuất phần mềm, Công ty Shunwang khuyến cáo rằng công ty sẽ khởi kiện tất cả các đối tượng sao chép, phân phối, sử dụng trái phép phần mềm của họ. Đồng thời công ty Shunwang yêu cầu Công ty Hòa Bình, Công ty Garena Singapore và hơn 26.000 đại lý trên khắp các tỉnh thành Việt Nam đang sử dụng phần mềm Gcafe Không Ổ Cứng phải lập tức:

- Chấm dứt hành vi vi phạm bao gồm: chấm dứt phân phối, triển khai, sử dụng, sao chép phần mềm Gcafe trên lãnh thổ Việt Nam.
- Yêu cầu công ty Hòa Bình phải đền bù thiệt hại 1 triệu đô tương đương với số tiền được thu lợi bất hợp pháp từ 26.000 chủ phòng máy từ ngày 01/03/2015 đến 12/08/2015.
- Lập tức gỡ bỏ phần mềm Icafe Mavin được phát hành trái phép trong tên gọi phần mềm Gcafe ở máy tí nh của tất cả các đại lý, cá nhân tại Việt Nam.

Căn cứ vào Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam, Shunwang có quyền yêu cầu xử phạt các đại lý, cá nhân sử dụng trái phép phần mềm iCafe Mavin có trong sản phẩm Gcafe về hành vi sao chép, sử dụng chương trình máy tính mà không được sự đồng ý của Công ty Shunwang. Mức phạt theo Nghị định 131/2013- NĐ-CP, hành vi xâm phạm và sao chép bản quyền có thể bị phạt hành chính lên đến 35 triệu đồng và có thể bị bắt buộc phải tiêu hủy tang vật.
Theo XemGame

0 nhận xét:

Đăng nhận xét